Say cà phê là gì? Biểu hiện và mẹo trị hết say cà phê nhanh chóng.

Bạn có biết, bên cạnh tác dụng giúp tỉnh táo làm việc, cà phê cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu, bồn chồn, thường hay gọi là say cà phê. Vậy say cà phê là gì? Những biểu hiện thường gặp của người say cà phê là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn ngay!

Biểu hiện và mẹo trị hết say cà phê nhanh chóng
Biểu hiện và mẹo trị hết say cà phê nhanh chóng

Say cà phê là gì?

Say cà phê là hiện tượng xảy ra khi cơ thể tiêu thụ một lượng cà phê vượt quá mức hoặc trước giờ chưa bao giờ thử uống thức uống này, khiến cơ thể bất giác trở nên nhạy cảm với một số thành phần có trong cà phê. Có thể nói đến đầu tiên chính là caffeine, đây được xem là thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng cho thức uống phổ biến này. Khi cơ thể tiêu thụ một lượng lớn caffeine, có thể gặp một số tác dụng phụ đặc trưng như làm rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hay co giật, mất cân bằng nội tiết tố,…

Theo các cuộc khảo sát của các chuyên gia, mỗi cơ thể trưởng thành có thể uống từ 2 đến 4 ly cà phê một ngày, nghĩa là 100 tương đương với 400mg caffeine. Nếu sử dụng vượt mức caffeine nạp vào này, sẽ dẫn đến các triệu chứng phổ biến như bồn chồn, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ,…Đặc biệt, một số cơ thể nhạy cảm với caffeine, thì chỉ với lượng caffeine nhiêu đó thôi, cũng đủ để họ gặp các triệu chứng tương tự. Một số người say cà phê cho biết rằng, say cà phê còn mệt hơn gấp mấy lần so với say bia, rượu.

say cà phê là hiện tượng như thế nào
say cà phê là hiện tượng như thế nào

Các biểu hiện của say cà phê thường gặp.

Cơ thể không dung nạp caffeine

Đây là biểu hiện khi cơ thể khi ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa caffeine, sau đó bắt đầu cảm thấy các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tim đập nhanh,..Những biểu hiện này thường gặp khi cơ thể nhạy cảm với caffeine, sẽ dần mất đi nếu bạn không sử dụng trực tiếp các thực phẩm có chứa caffeine hoặc khi bạn uống nhiều nước lọc để thải chất caffeine ra ngoài.

Dị ứng với caffeine.

Đây là một bệnh rất hiếm gặp và thường có biểu hiện nặng hơn so với việc cơ thể không dung nạp được caffeine. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh dị ứng, nếu xếp theo thang từ nhẹ đến nặng có thể là phát ban, ngứa ngáy, sưng môi và lưỡi, buồn nôn, hụt hơi, khó thở, tiêu chảy,…thậm chí nếu nặng hơn, người dị ứng với caffeine có thể bị tăng huyết áp đột ngột và mất ý thức. Nếu không được cấp cứu kịp thời, rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Các biểu hiện của say cà phê
Các biểu hiện của say cà phê

Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng say cà phê.

Đối với từng cơ địa khác nhau, sẽ có những triệu chứng say cà phê có những điểm khác nhau. Đối với những người bị dị ứng với caffeine thì hệ thống miễn dịch của họ xem caffeine như một chất xâm nhập cơ thể mang đầy nguy hiểm, mầm bệnh xâm nhập. Do đó, cơ thể tự giải phóng các hợp chất tự bảo vệ, tạo nên kháng thể gọi là histamine, để chống lại và ngăn ngừa caffeine – được xem là tác nhân gây hại cho cơ thể thời điểm này.

Trong quá trình tạo nên kháng thể, những dấu hiệu như buồn nôn, chóng mặt,…cũng bắt đầu xuất hiện trên cơ thể của những người bị dị ứng với caffeine. Để thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn, các chuyên gia đã khuyên nên uống nhiều nước hơn, càng nhiều nước lọc càng tốt. Chất caffeine được biết đến là một hợp chất rất dễ thấm vào máu, nhưng đồng thời cũng dễ hòa tan vào trong nước và bài tiết qua đường nước tiểu.

Không chỉ có cà phê, trong các thực phẩm khác cũng chứa một hàm lượng caffeine cao không kém như trà, cacao, nước tăng lực,…Đây đều là các sản phẩm giúp tinh thần tỉnh táo, tập trung làm việc hiệu quả, tuy nhiên, bạn không thể lạm dụng nó, và nên hạn chế với những người không dung nạp hoặc dị ứng với thành phần caffeine có trong đây.

Nguyên nhân dẫn đến say cà phê
Nguyên nhân dẫn đến say cà phê

Mẹo chữa say cà phê hiệu quả nhất

Uống nhiều nước càng tốt

Lời khuyên đầu tiên nếu bạn bị say cà phê là uống nhiều nước, càng nhiều càng tốt, tích cực đi tiểu nhiều để chất caffeine hóa lỏng và đào thải ra khỏi cơ thể. Bạn có thể uống từ 1-1.5 lít nước để việc thanh lọc diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, đồng thời bù đắp các chất ẩm, bù nước cho cơ thể sau quá trình tiêu thụ caffeine.

Sử dụng nước cam ép.

Khi say cà phê, cơ thể sẽ có cảm giác khó chịu, buồn nôn,…để cải thiện tình trạng này, bạn nên uống ngay một ly nước ép cam. Trong cam chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe, đồng thời cũng bù đắp một lượng nước bị mất đi khi đào thải caffeine ra khỏi cơ thể.

Mẹo chữa say cà phê hiệu quả với nước cam
Mẹo chữa say cà phê hiệu quả với nước cam

Ăn thêm nhiều tinh bột.

Mặc dù lúc say cà phê, cảm giác sẽ hơi buồn nôn, chóng mắt, không muốn ăn gì, nhưng bạn hãy cố ăn thêm bánh mì, ngũ cốc, cơm, bánh quy,…đây cũng được xem là mẹo chữa say cà phê hiệu quả. Các năng lượng có trong tinh bột sẽ giúp các cơn đau đầu, nôn nao được giảm đi, đồng thời có thêm tác dụng bão hòa lượng caffeine giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và ổn định hơn.

Vận động nhiều hơn

Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất giúp đẩy lùi các cơn say cà phê, vận động cũng là một mẹo chữa say cà phê hiệu quả và đơn giản, có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu. Khi bắt đầu cảm thấy có dấu hiệu, bạn nên đi lại nhẹ nhàng, hoặc tập một số động tác thể dục, yoga đơn giản, nhẹ nhàng. Điều này thúc đẩy quá trình hấp thu caffeine nhanh chóng được tiêu hao, do đó mà giảm được tình trạng nôn nao, khó chịu sau khi uống cà phê.

Một số lưu ý để tránh tình trạng say cà phê.

Uống cà phê với lượng vừa phải.

Để tránh tình trạng say cà phê, nếu cơ thể nhạy cảm với caffeine nhưng vẫn muốn tỉnh táo để làm việc hiệu quả, bạn có thể pha loãng cà phê cũng đường, sữa đặc, sữa tươi,…tùy theo sở thích. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều cà phê trong ngày. Ngoài ra, nên uống cà phê sau khi ăn sáng, một chiếc bụng trống rỗng sẽ tạo điều kiện để cơn say cà phê phát huy tối đa.

Không dùng chung cà phê với thuốc.

Bạn nên cẩn thận tránh dùng chung cà phê với thuốc, vì có thể sinh ra các tác dụng phụ như ngộ độc, phản ứng với thuốc, hay làm giảm tác dụng của thuốc. Cách uống cà phê đúng cách nhất là sau khi uống cà phê khoảng 2-3 tiếng.

Không uống cà phê chung với rượu và nước tăng lực.

Đây là đều mọi người cần lưu ý, tuyệt đối không sử dụng cà phê với bất kì rượu hay nước tăng lực nào, vì sẽ làm não bị phấn khích quá độ, dẫn đến tinh thần bị ức chế. Bên cạnh đó, việc sử dụng chung các thức uống này với nhau, sẽ dẫn đến tình trạng kích thích sự giãn nở của huyết quản, làm tăng nhanh quá trình tuần hoàn máu, tăng áp lực cho tim, ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe.

Nên cân nhắc khi sử dụng cà phê chung với các thực phẩm khác
Nên cân nhắc khi sử dụng cà phê chung với các thực phẩm khác

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên cân nhắc trước khi sử dụng cà phê.

Chất caffeine có trong cà phê được xem là hợp chất nhạy cảm với những người mang thai, hoặc những người đang mắc các bệnh lý nền về tim mạch, hay dạ dày. Do đó, trước khi thưởng thức món uống này, bạn nên cân nhắc, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cà phê là thức uống có khả năng gây nghiện rất cao. Tuy nhiên, bạn cũng nên để ý đến các biểu hiện của say cà phê, cụ thể là buồn nôn, khó chịu, nôn nao hay phấn khích quá đà. Nếu không thể từ bỏ thức uống hấp dẫn này, bạn nên lưu lại những mẹo chữa cà phê hiệu quả cũng như cách uống cà phê lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.

Bạn có thể quan tâm:

About admin

Check Also

cách pha cafe sữa ngon cách pha cà phê sữa đá sữa pha cà phê cà phê sữa đá

Cà Phê Sữa Đá – Cách Pha Và Những Bật Mí Thú Vị

Cà phê sữa đá Việt Nam phổ biến ở Việt Nam và được xem là …