4 Nguyên Nhân Chính Khiến Cà Phê Hạt Có Vị Chua

Thông thường, người ta nghĩ cà phê sẽ có vị đắng, thậm chí là đắng đậm, thơm nồng, cà phê sữa thì đặc ôm đá mới là cà phê ngon. Thế nhưng cà phê hạt có vị chua liệu có phải bị hư không hay nguyên chất nó là vậy? Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra vị chua đó là gì ở ngay bài viết bên dưới nhé.

Các loại cà phê phổ biến ở Việt Nam.

Cũng giống như những loại cây khác, cà phê cũng có rất nhiều chủng loại khác nhau từ thuần chủng đến lai. Từ đó, tạo ra rất nhiều giống cà phê khác nhau làm nên sự đa dạng chủng loại. Ở Việt Nam cũng như thế giới có 2 loại cà phê chính phổ biến nhất đó là Robusta và Arabica.

Cà phê Robusta:

Robusta có điều kiện sinh trưởng thích hợp ở Việt Nam hơn Arabica. Chỉ với độ cao dưới 800m so với mực nước biển, Robusta đã có thể sống và phát triển rất tốt. Đây là loại cây có khả năng kháng bệnh, sâu bọ tốt nên sức sinh trưởng cũng lớn mà không tốn nhiều công sức, chi phí của người nông dân. Ở Việt Nam, Robusta được trồng với sản lượng lớn hơn nhiều so với Arabica, chiếm đến 3/4 sản lượng cà phê trên cả nước.

Hạt Robusta nhỏ hơn Arabica và có hình tròn. Về hương vị, Robusta có vị đắng đặc trưng, đậm đà do hàm lượng caffeine cao. Vì Robusta được trồng chủ yếu ở Việt Nam nên nó trở thành gu cà phê của người Việt.

Hạt cà phê Robusta.
Hạt cà phê Robusta.

Cà phê Arabica:

Cà phê Arabica có mùi hương nồng nàn đặc trưng, vô cùng quyến rũ. Arabica chiếm 3/4 sản lượng cà phê trên thế giới. Giá của Arabica đắt gấp đôi Robusta vì mùi vị đặc trưng, được nhiều người yêu thích. Ở Việt Nam, sản lượng Arabica được trồng với số lượng không nhiều, chỉ chiếm 1/4 sản lượng cà phê cả nước. Bởi vì, độ cao và địa hình ở Việt Nam không thích hợp với điều kiện phát triển của loại cà phê này. Chỉ một số vùng có địa hình cao, phù hợp với đặc tính sinh trưởng của nó như Lâm Đồng và một số tỉnh ở Tây Bắc Bộ như Sơn La, Điện Biên…

Ngoài 2 loại chính này, ở Việt Nam còn có các loại khác như cà phê Culi, Moka nhưng không được phổ biến lắm.

Hạt cà phê Arabica.
Hạt cà phê Arabica.

Tại sao cà phê lại có vị chua.

2.1. Vị chua từ chủng loại cà phê.

Mỗi loại cà phê có một độ pH khác nhau do đó độ chua cũng khác nhau. Gu cà phê của Việt Nam đậm đắng nên khi thưởng thức cà phê có vị chua, khách hàng sẽ nghĩ cà phê bị hư, cà phê giả. Vị của cà phê Arabica chua thanh, đắng nhẹ, mang một mùi hương đậm đà, nồng nàn. Nhiều người ví vị chua của Arabica như  vị socola, ban đầu hơi chua nhẹ, hậu vị đắng đọng lại sau khi uống. Khi uống cà phê 100% Arabica rang nhạt thì vị chua sẽ nhiều hơn khi hạt rang đậm. Ngoài ra, cà phê được hái và chế biến khi còn xanh cũng làm nên vị chua của ly cà phê.

2.2. Vị chua từ quy trình sơ chế.

Quá trình sơ chế trái cà phê để thành hạt cũng gây ảnh hưởng đến vị chua của cà phê. Phần lớn, Arabica được sơ chế ướt tạo nên vị chua đặc trưng so với sơ chế khô. Để chế biến Arabica, người ta sẽ đem ngâm nước và cho lên men khoảng 12  – 36 tiếng ở nhiệt độ mà nhà sản xuất chọn. Sau khi rửa sạch, một phần nhỏ axit còn lại trên hạt cà phê, mang lại vị chua hơn chế biến khô.

Vị chua tạo ra từ quá trình sơ chế ướt cà phê.
Vị chua tạo ra từ quá trình sơ chế ướt cà phê.

2.3. Vị chua được tạo ra từ quy trình rang.

Quy trình rang cũng làm thay đổi thành phần axit trong cà phê vì quá trình này giúp tạo ra khoảng 30 loại axit hữu cơ. Cà phê rang có màu nhạt thường có vị chua hơn hạt màu đậm. Ở Việt Nam, cà phê dùng để pha phin và pha máy thường là Robusta được rang đậm hoặc rất đậm. Do đó, cà phê có vị đắng nhiều và không chua. Vì thế, khi uống phải cà phê có vị chua nhiều người sẽ nghĩ cà phê bị hỏng.

Cà phê hạt có vị chua do quá trình rang.
Cà phê hạt có vị chua do quá trình rang.

2.4. Cà phê có vị chua là do bị hỏng.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, lý do làm nên vị chua của cà phê cũng có thể là cà phê đã pha để quá lâu, hương vị cà phê đã bị biến đổi dẫn đến cà phê bị chua. Khi gặp trường hợp này, bạn không nên uống mà hãy bỏ đi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Khác với cà phê  bị hư, cà phê Arabica khi nếm sẽ có mùi chua nhẹ, sau khi nuốt đọng lại vị đắng ở cổ họng như thanh socola đen.

Cách bảo quản cà phê đúng chuẩn.

Để tiện cho việc sử dụng, nhiều người mua cà phê với số lượng nhiều để uống dần hoặc gặp loại cà phê ngon mua về thưởng thức. Để dùng được trong thời gian dài, đảm bảo được chất lượng, hương vị của cà phê thì phải có cách bảo quản đúng cách, tránh để cà phê bị hư, mất đi hương vị thơm ngon ban đầu.

3.1. Cách bảo quản cà phê hạt.

Để bảo quản cà phê hạt không bị hư, bạn nên rang trước. Sau đó cất vào hũ đậy kín để bảo quản cà phê không bị tiếp xúc với không khí, làm ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị cà phê. Với cách bảo quản này, cà phê sẽ giảm được tối đa tác động tiêu cực từ môi trường đến chất lượng của hạt cà phê. Không để hộp cà phê gần nơi có nhiệt độ quá nóng, quá lạnh, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, ẩm thấp hoặc ám mùi. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản cà phê là từ 20 đến 25 độ C.

Bảo quản cà phê hạt trong hũ kín.
Bảo quản cà phê hạt trong hũ kín.

Nếu bạn mua hạt cà phê đã rang sẵn thì cần lưu ý đến ngày rang của người bán. Thời điểm rang cà phê là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn cà phê giúp bạn đánh giá được độ tươi mới của cà phê. Tốt nhất nên chọn mua loại cà phê rang trong khoảng từ 5 ngày đến 2 tuần.

Tuy nhiên, nếu bạn mua nhiều cùng một lúc thì có thể chia thành nhiều phần nhỏ và cho vào các túi zip hoặc túi hút chân không, sau đó bọc giấy bạc cất vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể trữ cà phê trong vòng 1 tháng. Khi dùng, bạn nên lấy một gói nhỏ ra chờ đến khi rã đông rồi xay thành bột. Không nên lấy quá nhiều một lúc sau đó cất lại tủ lạnh. Và đặc biệt, không được cất trong ngăn mát tủ lạnh.

Xem Thêm: Công Dụng Của Cà Phê Rang Xay – Lưu Ý Khi Sử Dụng Cà Phê Rang Xay

Say Cà Phê Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Say Cà Phê Hiệu Quả

3.2. Cách bảo quản cà phê bột.

Hiện nay, trên thị trường cà phê bột được đóng gói khá lớn với khoảng 200 – 500g/túi. Do đó, bạn không thể sử dụng hết ngay lần đầu mở túi. Vì vậy, việc bảo quản để cà phê giữ được hương vị chuẩn là vô cùng quan trọng. Trong quá trình chế biến, hầu hết các nhà sản xuất sẽ cho thêm một lượng tinh dầu nhằm tăng thêm phần đậm đà. Do đó, để lâu ngày, lượng dầu này sẽ biến thành mùi hôi khó chịu, làm giảm hương vị thơm ngon đặc trưng của cà phê. Để bảo quản cà phê bột, cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

  • Cà phê bột phải luôn được đựng trong hộp sạch, mờ đục, kín không khí, giúp ngăn quá trình tiếp xúc không khí, ánh sáng và bay mùi ra môi trường mất đi hương vị của cà phê.
  • Không để cà phê ở nơi có nhiệt độ quá nóng, lạnh, tránh ánh nắng trực tiếp, ẩm mốc, ám mùi, để nơi cao ráo, tránh chuột, gián…
  • Không để cà phê trong ngăn đá hoặc để trong tủ lạnh. Bởi nhiều người nghĩ rằng  cà phê cũng giống như những loại thực phẩm khác, cất trong tủ lạnh đông đá để không bị hư. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược hoàn toàn. Vì cà phê có khả năng hấp thụ mùi cực tốt, nó có thể hút mùi của các loại thực phẩm khác và làm mất đi mùi vị đặc trưng của nó. Ngoài ra, nhiệt độ thấp của tủ lạnh sẽ gây ngưng tụ và làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
  • Cuối cùng, nên chú ý thời gian sử dụng của cà phê. Thường cà phê bột có hạn sử dụng trong 6 tháng khi chưa mở túi và 1 – 2 tuần sau khi mở túi, uống hết cà phê trong khoảng thời gian này mới đảm bảo được hương vị tươi mới và thơm ngon của cà phê.
Để cà phê bột tránh ánh sáng trực tiếp.
Để cà phê bột tránh ánh sáng trực tiếp.

3.3. Cách bảo quản cà phê đã pha.

Nếu để cà phê đã pha ngoài không khí ở nhiệt độ thường trong 45 phút đến 1 tiếng thì cà phê sẽ bị vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị. Nếu để quá 1 ngày có thể cà phê đã biến chất, làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Do đó, bạn cần bảo quản cà phê đã pha đúng cách để giữ được hương vị cũng như bảo vệ được sức khỏe của bản thân. Sau khi pha xong, bạn hãy đổ cà phê vào ly, bình hoặc hũ thủy tinh rồi đậy kín nắp, cất trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 – 4 độ C. Cách này giúp bạn bảo quản cà phê trong khoảng 2 ngày.

Bảo quản cà phê đã pha trong ngăn mát tủ lạnh.
Bảo quản cà phê đã pha trong ngăn mát tủ lạnh.

Nói tóm lại, cà phê hạt có vị chua không phải bị hỏng mà do nhiều nguyên nhân gây ra. Qua bài viết trên, bạn chắc chắn sẽ phân biệt được đâu là vị chua của cà phê ngon, nguyên chất, đâu là vị chua của cà phê bị hư. Ngoài ra, có thể biết được thêm các cách bảo quản cà phê đúng chuẩn nhất, giữ được hương vị, chất lượng như ban đầu.

About admin

Check Also

cách pha cafe sữa ngon cách pha cà phê sữa đá sữa pha cà phê cà phê sữa đá

Cà Phê Sữa Đá – Cách Pha Và Những Bật Mí Thú Vị

Cà phê sữa đá Việt Nam phổ biến ở Việt Nam và được xem là …