Trên thế giới có rất nhiều loại hạt cà phê, tùy theo khẩu vị và nhu cầu của khách hàng. Mỗi loại hạt sẽ mang một hương vị đặc trưng. Vậy cà phê hạt có mấy loại? Loại nào ngon và cách bảo quản thế nào để hạt cà phê vẫn giữ nguyên hương vị? Bài viết này sẽ giải đáp đến bạn nhé!
Contents
Top 6 loại hạt cà phê phổ biến nhất hiện nay.
Hạt cà phê Arabica
Arabica hay còn có tên gọi khác là cà phê chè, đây là giống cà phê được trồng đầu tiên tại Việt Nam với đặc điểm thân cây thấp, lá nhỏ giống với cây chè Việt Nam. Hạt Arabica có hương vị thanh chua, không đắng, màu nâu nhạt. Thành phần caffeine tương đối thấp chỉ 1-1.5%, thích hợp cho người thích uống cà phê vị nhẹ nhàng, vị chua nhẹ, xen lẫn hương vị giống với trái cây, rất thu hút phái nữ.
Arabica có dáng hạt dài, được trồng ở độ cao trên 1500m, chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng – nơi có khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm. Nói đến dòng Arabica, có thể kể đến các tên nổi bật như Mocha, Catimor, Typica, Bourbon, trong đó có Mocha và Catimor hiện đang được trồng tại Việt Nam, được nhiều người sành cà phê ưa chuộng.
Hạt cà phê Robusta
Đây là hạt cà phê chiếm hơn 90% tổng số lượng sản xuất tại Việt Nam, Robusta hay còn được gọi là cà phê vối có hàm lượng caffeine cao gấp 2 lần so với Arabica, cụ thể là 2-4%, với hương vị được đánh giá là đậm đắng, không chua, thích hợp với khẩu vị người Việt bản vị đậm, mạnh mẽ.
Khí hậu Việt Nam rất thích hợp để phát triển giống cây này, với điều kiện thổ nhưỡng đất đỏ bazan của vùng đất Tây Nguyên, và độ cao từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. Sản lượng Robusta được cung cấp từ nước ta chiếm hơn ⅓ tổng sản lượng thế giới, và đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 2 về sản xuất cà phê, chỉ sau Brazil.
Hạt cà phê Moka
Moka là một nhánh cà phê thuộc dòng họ Arabica, nhưng chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng sản lượng nên khá khan hiếm và có giá thành cao, ước chừng gấp 2-3 lần Robusta. Mang theo hương vị thanh chua nhẹ nhàng, hương vị đặc trưng riêng biệt mà không giống với các loại khác.
Trong các giống cà phê trồng tại Việt Nam, Moka là khó trồng nhất, dễ mắc các vấn đề về sâu bệnh, nên đòi hỏi người nông dân phải thật cẩn thận, nắm vững các điều kiện chăm bón đặc thù, nhưng năng suất lại rất thấp, do đó mà Moka có giá thành khá cao. Ở Việt Nam có cà phê Moka Cầu Đất là nổi tiếng nhất ở khu vực Lâm Đồng. Với độ cao trên 1500m và khí hậu ôn hòa, mát mẻ, vùng đất này là nơi trồng cà phê Moka cho chất lượng tốt nhất nước ta.
Hạt cà phê Culi
Culi hay còn gọi là cà phê Bi, là một loại hạt cà phê đột biến, nên sản lượng chỉ có khoảng 2-4% cho một vụ mùa. Hạt culi có hình dáng tròn như hạt đậu, thường không tách được, mỗi quả cà phê chỉ có 1 nhân, đặc trưng với mùi thơm và vị đắng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lượng caffeine trong hạt này cao hơn gấp nhiều so với Robusta và Arabica. Cà phê Culi được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hương vị và được xem là một trong những loại cà phê ngon nhất.
Cà phê hạt Cherry
Cà phê Cherry hay còn gọi là Chari, cà phê Mít là một giống cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất rất cao, tuy nhiên lại không được ưa chuộng nhiều. Hiện tại chỉ có thể trồng ở một số vùng đất khô đầy nắng gió của vùng Cao Nguyên.
Hạt có màu vàng, sáng bóng, sau khi pha sẽ có mùi thơm thoang thoảng, cùng 1 vị chua rất sảng khoái. Hương vị của cà phê này sẽ thích hợp với phái nữ thích sự nhẹ nhàng, cảm giác dân dã nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng.
Cà phê hạt Catimor
Catimor cũng thuộc chi cà phê Arabica, nên hàm lượng caffeine cũng chỉ khoảng 1-2%. Cà phê này có hương thơm nồng nàn, cùng vị chua thanh rất lạ, đặc biệt loại cà phê này chỉ chín vào mùa mưa nên không thích hợp trồng ở các khu vực Tây Nguyên.
Nhìn chung, cà phê Catimor có đặc điểm nhanh chín hơn các loại cà phê khác, nên năng suất cao hơn. Hình dáng hạt mang hình bán cầu tròn với kích thước nhỏ, hương vị nhẹ ngàng, không hề đắng vì hàm lượng caffeine thấp.
Loại hạt cà phê nào ngon nhất?
Theo thống kê, số lượng loại cà phê ở Việt Nam lên đến 50 chủng loại, mỗi hạt có cấu tạo, tính chất khác nhau nên hương vị cũng khác nhau. Nhưng có 3 loại được đánh giá cao về khẩu vị và hương vị nhất, cụ thể là:
Cà phê Robusta
Nhìn tổng thể, cà phê Robusta có vẻ ngoài tương đồng với Arabica, tuy nhiên kích thước nhỏ và được chế biến theo phương pháp sấy liên đới, chứ không hoàn toàn lên men, vị đắng chiếm đa số. Đây là cà phê được người Việt ưa chuộng vì hương vị thích hợp với pha phin, đậm đắng, mạnh mẽ, nhưng lại không được người phương Tây đánh giá cao.
Cà phê Arabica
Khác hẳn với hương vị đậm đắng của Robusta, Arabica có vị chua nhẹ, ít đắng hơn. Khẩu vị của Arabica được giới chuyên gia đánh giá cao, với hương vị phong phú, không chỉ có bản vị đắng đặc trưng, nhấm nháp sẽ có chút vị ngọt xen kẽ mùi thơm của các loại trái cây. Do đó, Arabica rất được lòng phái nữ và người phương Tây quen uống vị nhẹ nhàng, không quá đậm.
Cà phê Culi
Tuy có giá thành khá cao, nhưng cà phê Culi vẫn là dòng sản phẩm được nhiều người sành cà phê “săn lùng” để thưởng thức. Họ thích cảm giác đắng gắt, hòa thêm một chút chua nhẹ, cùng mùi thơm quyến rũ, tạo nên một vòng trải nghiệm cà phê ấn tượng khó quên cho ai đã được thưởng thức qua.
Xem thêm: Cà phê hạt để được bao lâu? Cách bảo quản cà phê đúng cách từ A-Z
Cách bảo quản hạt cà phê.
Bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi có độ ẩm cao.
Giống như các loại sản phẩm khác, cà phê vốn có đặc tính hút ẩm và đây là một nguyên nhân làm cho cà phê nhanh mất mùi thơm khi để lâu.
Do đó, để cà phê khi mua về vẫn giữ nguyên chất lượng, trong quá trình bảo quản, nên để cà phê trong túi zip, hộp hoặc hũ thủy tinh có nắp đậy kín, bề mặt đục, ngăn không cho không phí bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với cà phê, đặt ở nơi cao, thoáng mát.
Sử dụng dụng cụ bảo quản có van một chiều.
Nếu cà phê tiếp xúc trực tiếp với không khí, sẽ tạo nên quá trình oxy hóa, ảnh hưởng đến hương vị thành phẩm của cà phê sau khi pha. Để không ảnh hưởng đến chất lượng, bạn nên ưu tiên sử dụng các dụng cụ có van một chiều, dụng cụ này rất hiệu quả trong việc đẩy không khí bên trong và ngăn không khí từ ngoài vào trong.
Sử dụng ngay sau khi xay.
Cà phê sau quá trình rang và đẩy hết khí ra ngoài, lúc này cấu trúc trong bột cà phê bền vững hơn so với cà phê xay lâu ngày. Vì thế mà quá trình oxy hóa cũng diễn ra chậm hơn, tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế để cà phê tiếp xúc với không khí bên ngoài lâu vì cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng và hương vị. Để thưởng thức tách cà phê thơm ngon, đậm đà hương vị, bạn nên pha cà phê ngay sau khi xay xong.
Như vậy, nhìn chung có đến 6 loại cà phê phổ biến nhất hiện nay, nhưng có 3 loại được đánh giá cao về hương vị và độ phổ biến là Robusta, Arabica và Culi. Mỗi loại cà phê đều có tính chất và vị ngon đặc trưng, chính những yếu tố này đã tạo nên màu sắc và hương vị riêng cho mỗi loại. Nhưng để thưởng thức cà phê ngon đúng chuẩn, nhà sản xuất thường trộn các hạt với tỉ lệ khác nhau, tạo nên hương vị đặc trưng tùy theo khẩu vị khách hàng.
Bạn có thể quan tâm:
- Cà Phê Nguyên Chất Mua Ở Đâu Đảm Bảo Chất Lượng Và Uy Tín Nhất?
- Cà phê nguyên chất, cách nhận biết, phân loại và giá bán hiện nay
- 4 Nguyên Nhân Chính Khiến Cà Phê Hạt Có Vị Chua
- Cà Phê Để Được Bao Lâu? Cách Bảo Quản Cà Phê Pha Sẵn, Rang Mộc, Cafe Hạt, Bột Đúng Từ A-Z
- Nên Uống Cafe Lúc Nào? Tác Dụng Của Cafe Đối Với Sức Khỏe