Cà phê nguyên chất Robusta được là loại cà phê được trồng với sản lượng nhiều nhất ở nước ta. Với hương vị đậm đà và khá đắng chát hơn Arabica nên Robusta thường không được nhiều người biết đến. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về loại cà phê này từ đặc điểm, hương vị, cách chế biến, thưởng thức cũng như cách pha.
Contents
Tìm hiểu cà phê nguyên chất Robusta.
1.1. Cà phê nguyên chất Robusta là gì?
Cà phê nguyên chất Robusta có tên khoa học là Coffee Robusta hoặc Coffea Canephora. Ở Việt Nam, người ta thường gọi là cà phê Vối. Đây là loại cà phê có nguồn gốc từ Cộng hòa Congo. Ban đầu, nó chỉ là loại cây dại phía Tây và Trung Phi, sau đó được trồng rộng rãi ra các nước châu Phi như Angola, Liberia, Tanzania. Cà phê Vối được người Pháp mang qua Việt Nam trồng vào năm 1875. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp nên các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng trở thành vựa cà phê Robusta lớn ở nước ta.
Loại cà phê này có hàm lượng cafein cao, chiếm từ 3 – 4%, trong khi Arabica chỉ chiếm từ 1 – 2%. Robusta được trồng ngày càng nhiều bởi những lợi ích kinh tế lớn mà nó mang lại. Cây cà phê này chỉ cần 3 – 4 năm là đã có thể thu hoạch, tuổi thọ có thể kéo dài đến 20, 30 năm.
1.2. Đặc điểm sinh học của Cà phê Robusta.
Cà phê Robusta được trồng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển. Nhiệt độ thích hợp nhất dao động từ 24 đến 29 độ C. Đây là loại cây ưa nước với yêu cầu lượng nước mưa trung bình hằng năm là trên 1000mm. So với các loại cà phê thông thường khác, cà phê Robusta được trồng trong điều kiện ánh sáng thuận lợi hơn.
Thân cây Robusta có chiều cao từ 4,5 – 6,5m. Đây là loại cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt nhất trong các loại cà phê. Cây sở hữu một số đặc điểm giúp chống lại sâu bệnh một cách tốt nhất, hạn chế tình trạng sâu đục thân trắng hay tuyến trùng xâm nhập. Cây có sức sống mãnh liệt do đó người dân không cần tốn quá nhiều công sức và chi phí trong việc diệt trừ sâu bệnh. Cây còn cho năng suất cao, đem lại lợi ích hấp dẫn cho bà con.
Hương vị cà phê Robusta nguyên chất.
Hương vị của cà phê nguyên chất Robusta thường được người dùng đánh giá kém hơn so với Arabica. Hương vị của loại cà phê này khá đậm, chát và đắng hơn nhiều so với Arabica. Ngoài ra, Robusta thường được chế biến khô nên hương vị càng đắng chát hơn, có mùi từ ngũ cốc đến gỗ, đất.
Tuy nhiên, cà phê Robusta lại có hàm lượng caffeine trung bình rất cao, gấp đôi so với Arabica (3 – 4% so với 1 – 2%). Cà phê Robusta kết hợp với Arabica sẽ làm cho hương vị được tổng hòa hơn. Do đó, các loại Espresso Ý thường có 10 – 15% lượng cà phê Robusta để tăng cường hương vị cho ly cà phê và tạo lớp caramen hấp dẫn hơn.
Cà phê Robusta nguyên chất có chứa nhiều hàm lượng Chlorogenic Axit (CGA) thế nhưng nó không có vị chua của axit mà là vị đắng đặc trưng. Trong quá trình rang, CGA sẽ phân hủy để tạo thành axit caffeic và axit quinic. Những chất này cùng với caffeine tạo nên vị đắng đậm đà thường thấy ở Robusta. Đây cũng là lý do Robusta có lượng axit gấp đôi các loại khác nhưng không hề có vị chua mà có vị đắng hơn Arabica.
Vùng trồng cà phê Robusta ở Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam, cà phê Robusta cũng được trồng khá nhiều và ở các vùng khác nhau. Vùng trồng loại cà phê này nổi tiếng nhất không thể không nhắc đến Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc. Với những đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai và độ cao rất phù hợp để trồng giống cây này. Các huyện Ea ao, Etam, Tân Lợi, Cư Mgar, Krong Ana…là những vùng chuyên canh về loại cây này. Đây là vùng đất đỏ bazan nổi bật với độ cao từ 500 – 600m so với mực nước biển, khí hậu khá mát mẻ, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi nhất để trồng giống Robusta.
Ngoài ra, Lâm Đồng, Gia Lai, Sơn La cũng là những vùng đất phù hợp để trồng loại cà phê này, góp phần cung ứng thêm nguồn nguyên liệu dồi dào cho Việt Nam và thế giới, mang đến hương vị cà phê nguyên chất thơm ngon, đảm bảo chất lượng. Vì sự khác biệt về thổ nhưỡng mà hương vị cà phê Robusta ở những vùng khác nhau sẽ mang đến những hương vị khác nhau, mang nét đặc trưng của từng vùng. Nếu là những người sành về cà phê thì sẽ dễ dàng cảm nhận ra được sự khác biệt ấn tượng này.
Chế biến và thưởng thức cà phê nguyên chất Robusta.
4.1. Chế biến cà phê Robusta.
Sau khi cà phê được thu hoạch, người ta sẽ tiến hành làm sạch và đem đi phơi khô theo quy trình tiêu chuẩn trong khoảng từ 5 – 7 ngày. Sau đó, quả cà phê được cho vào máy xát để tách phần vỏ và nhân ra. Sau khi cà phê được tách bỏ vỏ, nếu không sử dụng ngay thì sẽ được bảo quản trong bao bố, còn nếu sử dụng ngay sẽ được mang đi rang theo tiêu chuẩn nhất định về nhiệt độ, màu sắc. Cuối cùng, sau khi rang, cà phê có thể ở dạng nguyên chất hoặc được pha trộn với các hương vị, chất phụ gia khác.
4.2. Thưởng thức cà phê Robusta.
Trên thị trường hiện nay, để tìm kiếm lợi nhuận, người ta thường pha trộn bột cà phê với bột bắp và một số loại nguyên liệu đặc trưng khác để cà phê vẫn có độ sánh mịn và mùi thơm ngon hơn. Tuy nhiên, xu hướng thị trường tiêu dùng hiện nay, người dùng lại ưa chuộng loại cà phê nguyên chất để có thể cảm nhận hương vị thơm ngon của cà phê một cách trọn vẹn nhất. Ngoài ra, khi thưởng thức cà phê nguyên chất sẽ đảm bảo được sức khỏe cho người dùng và mang lại những lợi ích không ngờ đến từ việc uống cà phê sạch.
Một điều đặc biệt nữa là cà phê Robusta có mùi vị khá gắt nên người ta thường ít uống một mình mà kết hợp thêm với các loại cà phê khác, thường là Arabica. Thông thường, người ta sẽ pha trộn cà phê Robusta và Arabica theo tỷ lệ vào khoảng 7:2 đến 7:3 để pha phin được ngon hơn.
Xem Thêm: Cà Phê Sạch Là Gì? Đặc Biệt Gì So Với Các Loại Khác Trên Thị Trường?
Cà Phê Rang Xay Để Được Bao Lâu? Bảo Quản Cà Phê Rang Xay Nguyên Chất
Cách pha cà phê nguyên chất.
Cà phê nguyên chất Robusta có thể được dùng để pha phin hoặc pha máy. Theo truyền thống của người Việt Nam thì cà phê được pha bằng phin. Do đó, tôi sẽ mách cho bạn cách pha cà phê bằng phin cực ngon sau đây:
Bước 1: Cho bột cà phê nguyên chất vào phin. Lưu ý, để có một phin cà phê ngon thì không nên cho quá nhiều bột cà phê mà chỉ nên cho ⅓ chiều cao phin.
Bước 2: Dùng nắm phin để nén nhẹ bột xuống. Thao tác này giúp cho nước ngấm vào từ từ, hòa quyện vào từng hạt nhỏ cà phê để có thể chiết xuất hết hoàn toàn vị của Robusta.
Bước 3: Cho một ít nước nóng vào phin, khoảng 2 muỗng cà phê để ủ cà phê. Đây là bước mà nhiều người không để ý và thường bỏ qua nhưng lại cực kỳ quan trọng cho những ai biết thưởng thức và am hiểu về cà phê.
Bước 4: Cho một lượng nước vừa phải vào phin và đậy nắp lại chờ cà phê được chiết xuất hết.
Bước 5: Khi cà phê nhỏ giọt hết. Bạn có thể cho thêm đường, sữa, đá vào và thưởng thức.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về loại cà phê nguyên chất Robusta. Một loại cà phê rất phổ biến ở Việt Nam, làm nên nét văn hóa uống cà phê đặc trưng của người Việt Nam. Hãy tìm hiểu và chọn mua những loại cà phê nguyên chất để đảm bảo sức khỏe và mang đến lợi ích cho người thưởng thức.