Ngày nay, yaourt hay sữa chua có thể được tìm thấy ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả những loại sữa chua bình thường, và những loại sữa chua có thêm trái cây hoặc chất làm ngọt. Và yaourt cũng có nhiều cách chế biến và thưởng thức hơn, bao gồm dùng làm sốt salad, ăn cùng với yến mạch, tráng miệng và những đồ uống yaourt đá. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm yaourt đá hương vị chanh dây, dâu tây, phô mai lạ miệng.
Contents
Cách làm yaourt phô mai.
1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị.
- 6 viên phô mai (90g).
- 1 lít nước lọc.
- 1 lít sữa tươi không đường. Nếu thích ăn ngọt nên chọn sữa tươi có đường.
- 2 lon sữa đặc (760g).
- 3 hũ sữa chua (Nếu sữa chua ở trong tủ lại nên để ra ngoài để bớt lạnh).
- 100g đường.
1.2. Cách làm chi tiết.
Bước 1: Cho 3 hũ sữa chua, 2 lon sữa đặc, 1 lít sữa tươi không đường và 6 viên phô mai vào nồi. Dùng rây mịn để tán nhuyễn phô mai. Khuấy đều cho phô mai tan ra.
Bước 2: Đun sôi 1 lít nước lọc với 100g đường. Nếu bạn không thích ăn ngọt thì không sử dụng đường cũng được và chỉ đun nước sôi.
Bước 3: Sau khi nước đã sôi (nước lúc này ở khoảng 80 độ), cho từ từ nước sôi vào hỗn hợp ở bước một. Vừa cho nước vừa khuấy đều, cho từ từ nước sôi vào nếu không sẽ dễ bị chết men.
Bước 4: Cho sữa chua vào trong hũ đựng hoặc túi nhỏ. Sau đó đậy nắp và cho vào nồi hoặc thùng xốp có nắp đậy. Ủ trong vòng 12 đến 24 tiếng là có thể dùng được. Thời gian ủ càng lâu thì sữa chua sẽ càng chua và sánh, dẻo.
Cách làm yaourt chanh dây và dâu tây.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị.
- 600g chanh dây.
- 300g dâu tây.
- 1 lít nước lọc.
- 1 lít sữa tươi không đường. Nếu thích ăn ngọt nên chọn sữa tươi có đường.
- 2 lon sữa đặc (760g).
- 3 hũ sữa chua (Nếu sữa chua ở trong tủ lại nên để ra ngoài để bớt lạnh).
- 300g đường.
2.2. Cách làm chi tiết.
Bước 1: Cho 3 hũ sữa chua, 2 lon sữa đặc, 1 lít sữa tươi không đường vào nồi và khuấy đều.
Bước 2: Đun sôi nước, sau đó cho từ từ nước sôi vào hỗn hợp ở bước một. Vừa cho nước vừa khuấy đều, cho từ từ nước sôi vào nếu không sẽ dễ bị chết men.
Chia đôi sữa chua thành hai phần tương đương nhau.
Bước 3: Đậy nắp và ủ trực tiếp sữa chua trong nồi. Dùng một tấm khăn phủ lên trên nồi và ủ trong vòng 12 – 24 tiếng.
Bước 4: Làm chanh dây.
- Bổ đôi chanh dây, dùng muỗng cạo phần thịt bên trong. Sau đó dùng rây lọc và ép cho chảy phần nước cốt chanh dây.
- Cho vào phần nước chanh dây 150g đường.
- Sau đó cho lên bếp và khuấy với lửa nhỏ trong vòng 10 – 15 phút. Tắt bếp và để nguội.
- Sên hỗn hợp trái cây để vị chua trong trái cây không làm hư sữa chua và sữa chua để được lâu hơn.
Bước 5: Làm dâu tây.
- Cho 300g dâu tây với 150g đường và 2 thì canh nước vào cối xay sinh tố.
- Xay dâu tây cho thật nhuyễn.
- Cho dâu tây sau khi xay nhuyễn vào nồi mà sên với lửa nhỏ trong vòng 10 – 15 phút. Tắt bếp và để nguội.
Bước 6: Sau khoảng 24 tiếng, sữa chua đã ủ thành công.
Cho từ từ chanh dây và dâu tây vào từng nồi và khuấy đều. Như vậy là đã hoàn thành 2 loại yaourt trái cây.
Cách làm yaourt đá.
Cách làm yaourt đá rất đơn giản từ nguyên liệu và các bước làm. Cùng khám phá ngay các nguyên liệu để làm ra 1 ly yaourt đá 500ml.
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị.
- 100g Yaourt. Chọn loại yaourt mà bạn có. Chúng tôi có hướng dẫn cách làm 3 loại yaourt phía trên và bạn có thể tham khảo nếu như muốn sử dụng yaourt nhà làm. Nếu không, bạn có thể sử dụng những hũ sữa chua bán sẵn.
- 40ml sữa đặc.
- ⅓ quả chanh vắt lấy nước.
- Đá viên.
- 1 vài lát chanh, dâu tây.
3.2. Cách làm chi tiết.
Bước 1: Cho sữa chua, sữa đặc, nước chanh, đá viên vào bình shaker. Nếu không có bình lắc, bạn có thể dùng muỗng khuấy cho hỗn hợp được hòa quyện vào nhau.
Bước 2: Lắc đều trong 15 – 20 giây để hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
Bước 3: Cho ra ly và trang trí với một vài lát chanh hoặc lát dâu tây và thưởng thức.
Nếu bạn thích uống yaourt đá xay, ở bước 1 không cần cho đá vào, lắc đều hỗn hợp và cho ra ly đá xay chuẩn bị trước đó.
Những lợi ích của yaourt.
Thành phần dinh dưỡng:
- Protein.
- Canxi.
- Phốt pho.
- Kali.
- Vitamin B – riboflavin và B12 (có trong sữa chua làm từ động vật).
Sữa chua được làm khi sữa được làm nóng kết hợp với vi khuẩn, cụ thể là Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus , và để trong vài giờ ở nhiệt độ ấm (43 – 46° F). Có thể thêm các loại lactobacilli và bifidobacteria. Vi khuẩn chuyển đổi đường trong sữa, được gọi là lactose, thành axit lactic, làm đặc sữa và tạo ra hương vị chua chua đặc biệt của nó.
Sữa chua cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm protein và canxi. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của sữa chua tập trung vào hàm lượng vi khuẩn sống của nó, vi khuẩn này cũng có trong các thực phẩm lên men khác như kim chi và dưa cải bắp. Người ta cho rằng một số chủng vi khuẩn trong cơ thể thấp có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm béo phì, tiểu đường loại 2, hội chứng ruột kích thích và các bệnh viêm mãn tính như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và thấp khớp, viêm khớp. Chế độ ăn dựa trên thực vật có liên quan đến việc hỗ trợ một hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng và lành mạnh hơn chế độ ăn ít trái cây, rau quả và nhiều thịt, và tiêu thụ sữa chua cũng có thể giúp tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật trong ruột.
Vì vậy yaourt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, chắc xương, tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể.
Xem Thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Rau Câu Cà Phê Thơm Ngon, Béo Ngậy Đúng Chuẩn
Bật Mí Cách Làm Sữa Chua Dẻo Mịn, Cực Thơm Ngon Ngay Tại Nhà
Những lưu ý khi sử dụng yaourt.
Sữa chua có thể là thực phẩm quen thuộc trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng giống như những loại thực phẩm khác, mọi thứ nên được sử dụng vừa phải. Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng là cần thiết để có một sức khỏe tốt.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến nghị ba cốc sữa tương đương mỗi ngày (bao gồm sữa chua, pho mát kem, sữa ít béo) cho những người trên chín tuổi. Vì vậy, nếu mọi người ở trong giới hạn khuyến nghị, sữa chua sẽ giúp cho họ khỏe mạnh.
Hai đến ba hộp sữa chua có thể cung cấp khoảng 500 calo và gần 100 gam đường vào chế độ ăn hàng ngày. Điều này có thể gây ra tình trạng tăng cân ngoài ý muốn và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy loại sữa chua bạn chọn rất quan trọng trong việc xác định bạn ăn bao nhiêu, bởi vì một số loại có nhiều dinh dưỡng hơn những loại khác; lượng calo, protein, chất béo và đường khác nhau.
Sữa chua là một nguồn protein lành mạnh và ngon mà nhiều người thích. Được làm từ sữa lên men, yaourt có thể được sử dụng như một loại gia vị trộn salad, nhúng, đồ uống hoặc ở dạng yaourt đá có hương vị như một món tráng miệng và đồ ăn nhẹ. Đường trong sữa chua được phân hủy một phần bởi vi khuẩn trong sữa chua, do đó nhiều người không dung nạp lactose có thể tiêu thụ nó mà không bị đầy hơi, chuột rút. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách làm yaourt đá và có thể tự tin làm tại nhà. Thật đơn giản đúng không nào!